Theo số lượng thống kê chuyên ngành thì kinh doanh khách sạn là một trong những lĩnh vực có sức nóng, sức tăng trưởng nhất hiện nay và mang lại doanh thu cùng lợi nhuận vô cùng lớn. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng và thiết kế một khách sạn thực sự không hề đơn giản mà có những tiêu chuẩn riêng nhằm phát huy tối đa hiệu quả. Việc liên tục cập nhật tiêu chuẩn thiết kế khách sạn mới nhất là yếu tố quan trọng để làm nên thành công bước đầu cho một mẫu thiết kế khách sạn bất kỳ.
Phần nội dung này sẽ tổng hợp và giới thiệu những điểm cơ bản nhất của bộ tiêu chuẩn xếp hạng mới nhất. Mời bạn cùng tham khảo và có được cho mình những thông tin hữu ích nhất, thiết thực nhất về thiết kế và thi công khách sạn.
Muốn hiểu cặn kẽ các nội dung của tiêu chuẩn xây dựng khách sạn thì trước hết chúng ta phải hiểu thiết kế khách sạn là gì?
Theo cách hiểu cơ bản nhất thì thiết kế khách sạn chính là việc một công trình được thiết kế kiến trúc với phong cách độc lập kiên cố và có nhiều tầng với quy mô số buồng (hoặc phòng) ngủ tối thiểu là 10. Chi tiết hơn, công trình được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi và cần thiết để phục vụ dịch vụ kinh doanh lưu trú đồng thời đáp ứng các yêu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và một số các dịch vụ khác trong suốt thời gian du khách lưu trú tại khách sạn.
Đối với từng hạng sao khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn thiết kế khác nhau đồng thời đây cũng là yếu tố quy định đẳng cấp cũng như chất lượn dịch vụ của sao hạng. Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập sâu hơn trong các phần sau.
Nhằm mang đến bạn cách hiểu tổng quát nhất về tiêu chuẩn thiết kế khách sạn, tại phần nội dung này chúng tôi xin tóm tắt những thông tin cơ bản nhất mà bất kỳ vị chủ đầu tư nào hoặc các kiến trúc sư,… cũng nên nắm vững và áp dụng. Hiện nay, được ban hành mới nhất là bộ tiêu chuẩn khách sạn TCVN 4391:2015 tuy nhiên CĐT cũng nên tham khảo Tiêu chuẩn khách sạn TCVN 4391:2009. Bộ này thể hiện rõ các quy chuẩn thiết kế khách sạn, tiêu chuẩn sao của khách sạn, tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng khách sạn,…
– Tiêu chuẩn thiết kế khách sạn về sắp xếp công năng sử dụng
Cụ thể cho tiêu chuẩn này chính là việc khách sạn cần được phân chia giữa các khu vực một cách rõ ràng nhằm tạo nên một tổng thể chuyên nghiệp. Mỗi khu vực buồng ngủ, khu công cộng, khu hành chính phải được tách biệt, phân rõ chức năng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao dịch, thương mại, nghỉ ngơi… của khách hàng.
– Tiêu chuẩn thiết kế khách sạn về kỹ thuật: Vị trí, kết cấu và số lượng phòng
+ Vị trí và kết cấu: Khách sạn phải được xây dựng trên một mặt bằng có vị trí thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu đón tiếp khách. Vị trí khách sạn thuận tiện cho việc đi lại và không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, kết cấu của công trình phải linh hoạt, khách sạn phải có khu để xe cho khách và nhân viên với diện tích khoảng 30-50% tổng số buồng.
+ Số lượng phòng: Theo tiêu chuẩn thiết kế khách sạn mới nhất (TCVN thiết kế khách sạn), tùy vào mức xếp hạng của khách sạn mà thiết kế số phòng ngủ tương ứng có thể tăng đều từ 10 – 100 phòng. Số lượng phòng ăn, bar, phòng tiệc cũng thay đổi linh hoạt.
Đặc biệt, để tách biệt giữa không gian sinh hoạt chung, các phòng ngủ trong khách sạn phải được đặt từ tầng 2 trở lên, không được đặt xen kẽ với phòng bếp, máy móc. Ngoài ra, lối đi hành lang và sảnh đón khách cũng phải được trải thảm theo tiêu chuẩn thiết kế khách sạn đẹp.
– Tiêu chuẩn thiết kế nội thất khách sạn về thẩm mỹ
Các tiêu chuẩn này bao gồm:
+ Đường nét tinh tế, hài hòa, màu sắc nhẹ nhàng, trang nhã tạo không gian nghỉ ngơi thoáng đãng và thư thái.
+ Có ngoại thất đẹp: sân vườn, tiểu cảnh tạo cho sự hài hòa với thiên nhiên
+ Nội thất khách sạn theo phong cách của chủ đầu tư hướng đến nhưng cần sang trọng, lịch sự. Phong cách nội thất các phòng cần sự thống nhất về phong cách trong toàn bộ công trình.
– Tiêu chuẩn quy trình thiết kế
Quy trình thiết kế khách sạn tuân theo tiêu chuẩn xây dựng chung về cơ bản gồm các bước như sau:
+ Khảo sát hiện trạng công trình
+ Lên các ý tưởng thiết kế và bố trí
+ Thống nhất với chủ đầu tư về phương án thiết kế, phong cách thiết kế
+ Tiến hành thiết kế hồ sơ chi tiết (một bản hồ sơ thiết kế chi tiết sẽ bao gồm: bản vẽ kiến trúc, kết cấu, điện nước, dự toán chi phí)
+ Bàn giao hồ sơ và thanh lý hợp đồng
+ Giám sát quyền tác giả
+ Kiểm định bản vẽ hoàn công