Cách thiết kế giếng trời và tiểu cảnh phong thủy giúp ngôi nhà hút phúc khí

Trong giải pháp thiết kế xây dựng nhà ở hiện nay, giếng trời và tiểu cảnh có vai trò quan trọng về mặt kiến trúc lẫn phong thủy giúp cải thiến khôn gian sống, góp phần mang đến tài lộc và thuận lợi cho ngôi nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thiết kế giếng trời và tiểu cảnh phong thủy giúp ngôi nhà hút phúc khí.

Mục Lục

    Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin được chia sẻ đến những vấn đề phong thủy về giếng trời và tiểu cảnh cùng những nguyên tắc thiết kế giúp gia chủ tạo nên được không gian sống đẹp và thoải mái nhất.

    CÁCH THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI TRONG NHÀ PHONG THỦY VÀ ĐẸP MẮT

    1, Vai trò của giếng trời trong phong thủy nhà ở

    Như trên chúng tôi đã chia sẻ, giếng trời là một bộ phận trong kiến trúc của các ngôi nhà hiện đại và mang những ý nghĩa về kiến trúc và phong thủy.

    Giếng trời của ngôi nhà mang ý nghĩa kiến trúc và phong thủy quan trọng

    Hình ảnh: Giếng trời của ngôi nhà mang ý nghĩa kiến trúc và phong thủy quan trọng

    • Về mặt kiến trúc xây dựng: Giếng trời là giải pháp giúp tăng khả năng lấy sáng, tạo sự thông thoáng từ tự nhiên thay vì quạt và điện. Nó giúp không gian có được sự giao hòa của tự nhiên, giảm sự bí bức trong kiến trúc những căn nhà khó lấy sáng từ các bên hông và hiện trở thành những thiết kế giúp tạo ra điểm nhấn ấn tượng về không gian.
    • Về mặt phong thủy: Giếng trời mang lại sự cân bằng sinh khí cho không gian giúp mang lại tài lộc, sức khỏe,…

    2, Những lưu ý trong thiết kế giếng trời theo phong thủy

    * Vị trí của giếng trời trong ngôi nhà:

    Những căn nhà diện tích rộng như nông thông bố trí dễ dàng hơn những ngôi nhà thuộc khu vực thành phố (đặc biệt là nhà không vuông vức).

    * Giếng trời phong thủy đặt ở trung cung:

    Vị trí đặt giữa ngôi nhà được xem giếng trời phong thủy tốt nhất bởi về kiến trúc lấy sáng, không khí và lan tỏa nhất. Về phong thủy thì nó cân bằng được năng lượng bởi trung cung (trung tâm) của mặt bằng nhà nơi được xem là thuộc hành Thổ và cân bằng với các hành khác theo 1 trong 2 nguyên tắc:

    • Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa.
    • Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

    Trong phong thủy của giếng trời thì 4 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa đều lấy Thổ làm cầu nối để có thể tăng giảm hay tương tác với nhau thông qua các yếu tố: màu sắc, kiểu dáng, vật liệu mà tạo nên một không gian cân bằng sinh khí tốt nhất cho gia chủ.

    • Thông thường giếng trời hợp phong thủy sẽ được đặt tại các cung tốt lành (Tài Lộc hay Thiên Mạng) và thường đặt các hướng Đông – Tây – Nam và không đặt ở vị trí hướng Bắc của ngôi nhà.
    • Làm giếng trời và phong thủy cho nhà méo nên đặt vào các góc méo nhọn thuộc Hành hỏa để tạo ra sự vuông vức cho không gian đúng quy luật ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
    • Đối với giếng trời nhỏ, tiết kiệm diện tích có thể đặt kết hợp ô trống giữa hoặc cạnh cầu thang theo dạng góc chéo (hành Hỏa) cũng giúp không khí luân chuyển tốt Hỏa sinh Thổ và trang trí vách cầu trang thành điểm nhấn thẩm mỹ.
    • Nhà có bố trí cầu thang đi về 1 bên và đổi tầng hoặc cầu thang lệch có thể làm giếng trời xiên (Hỏa sinh Thổ) giúp tăng sự thông thoáng và dễ đi lại, tầm nhìn tốt.

    * Giếng trời không đặt ở trung cung:

    Nếu như vị trí của giếng trời không đặt ở trung cung thì có thể đặt ở vị trí khác cho hợp phong thủy và mặt bằng như:

    • Đặt giếng trời ở góc để sửa chữa góc khuyết. Đồng thời nên kết hợp bố trí giếng trời và tiểu cảnh phong thủy giúp tạo sự cân bằng và kích hoạt luồng sinh khí tốt.
    • Tạo không gian hồ nước trong giếng trời như nước chảy trên tường và giảm sự nóng bức mà ánh mặt trời chiếu vào, vẫn đảm bảo cường độ ánh sáng, không gian sinh động, thoải mái hơn.
    • Làm giếng trời trong phong thủy ở phòng ăn (hành Mộc) nên bố trí dạng ống, thẳng có mái che để Mộc sinh Hỏa cục tốt.
    • Trường hợp giếng trời có vị trí cạnh phòng bếp, ăn nên dùng cây cảnh, suối nước để tạo sự tương sinh Thủy sinh Mộc. Bởi nước chảy trên tường mà có ánh sáng chiếu xuống thì thổ sẽ khắc thủy vượng, âm dương cân bằng giảm được cảm giác tối tăm và cho vận khí tốt hơn.
    • Giếng trời có mái đặt ở nhà thấp tầng sẽ thích hợp là nơi đặt phòng thờ vừa không bị không gian phía trên tác động vừa tiện cho việc hương khói, hấp thụ hơi nóng tốt.
    • Nếu đặt giếng trời bên phòng ngủ nên thiên về tính Thủy – Mộc tương sinh với màu sáng, cây cối và nước giúp không gian đẹp, thoáng mát sinh khí, tốt cho sức khỏe.

    * Về kích thước giếng trời theo phong thủy:

    Phong thủy và giếng trời không quá mức khắt khe nó phụ thuộc vào không gian, kiến trúc, công năng.

    Nhìn chung, bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp với quy luật ngũ hành âm dương. Đồng thời, nên lưu ý đến việc kích hoạt các luồng sinh khí tốt nhờ tiểu cảnh phong thủy trong nhà ở.

    Bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh

    Hình ảnh: Bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh

    Không gian kiến trúc có giếng trời (đặc biệt là nhà phố, phân lô, nhà ống,…) sẽ giúp tăng thêm vẻ đẹp. Đồng thời mang gió, ánh sáng tự nhiên giúp tối ưu môi trường sống, tiết kiệm năng lượng cho gia chủ. Không những thế, nếu biết cách thiết kế giếng trời hợp với phong thủy thì nó còn có thể mang lại vận khí hưng thịnh, tài lộc, may mắn đến gia đình.

    * Các vị trí bố trí phong thủy giếng trời nhà ống:

    Thiết kế đảm bảo về cấu trúc lấy sáng và thông gió tốt giúp nhà phố rộng và thoáng, sang trọng, mới mẻ, có sức sống hơn. Do đó, việc tạo làm các mẫu giếng trời phong thủy chủ yếu là việc lựa chọn vị trí phù hợp tăng vẻ đẹp, tiện nghi cho không gian như:

    • Thiết kế giếng trời trên cầu thang và kết hợp tiểu cảnh phong thủy dưới cầu thang.
    • Giếng trời cuối nhà, cạnh bếp ăn, phòng ngủ, phòng thời hay trong bếp ăn, bên tường hông.
    • Khi thiết kế cần lưu ý đến yếu tố khắc phục sự truyền âm thanh vang theo giếng trời làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của mọi người trong gia đình hoặc quá thừa sáng, thiếu sáng, thừa gió,… làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống hay không gian nội thất trong nhà.

    Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm xây giếng trời đơn giản và hợp phong thủy cho nhà ống

    NHỮNG ĐIỀU GIA CHỦ CẦN BIẾ VỀ PHONG THỦY TIỂU CẢNH NHÀ Ở

    1, Phong thủy tiểu cảnh trong nhà

    Việc đưa tiểu cảnh vào trong nhà là cách để tạo nên một không gian đẹp, xanh mát và thoải mái hơn cho người sử dụng. Về mặt phong thủy tiểu cảnh trong nhà sẽ giúp điều hòa âm dương nếu như nó được bố trí đúng cách. Thiết kế tiểu cảnh phong thủy trong nhà có thể thấy nhiều các trang trí như phong thủy và phân thành 2 nhóm theo vật liệu đó là:

    • Phong thủy tiểu cảnh khô cây tiểu cảnh, đá phong thủy
    • Phong thủy tiểu cảnh nước: hồ, thác nước, hòn non bộ, cá cảnh

    Về cơ bản làm tiểu cảnh hợp phong thủy sẽ có sự kết hợp giữa tiểu cảnh khô và ướt đặt ở các vị trí khác nhau trong nhà. Trong đó, khu vực có giếng trời được xem là hợp lý nhất để tạo tiểu cảnh sinh động, có giá trị về phong thủy nhất. Bởi nó có ánh sáng, gió tự nhiên giúp tạo tiểu cảnh đẹp, đảm bảo bảo mang thiên nhiên vào nhà và cân bằng vận khí hiệu quả.

    Đưa tiểu cảnh vào trong nhà là cách để tạo nên một không gian đẹp

    Hình ảnh: Đưa tiểu cảnh vào trong nhà là cách để tạo nên một không gian đẹp

    Về không gian bố trí tiểu cảnh thường là phòng khách, bếp ăn gầm cầu thang, vị trí trung tâm của mặt bằng bởi nơi đây là nơi mọi người thường sinh hoạt hàng ngày và dễ quan sát nhất.

    Phong thủy cho tiểu cảnh trong nhà thường sử dụng đầy đủ các yếu tố khô và ướt từ tạo nên cách bố trí phong thủy tiểu cảnh non bộ có cây phong thủy theo tuổi hay đá sỏi, thác nước, thả cá đa dạng.

    Nếu là một không gian nhỏ tiểu cảnh có thể giảm bớt các vật liệu và lựa chọn các vật trang trí cỡ nhỏ chỉ cần một góc có bồn nước, cây cảnh mini, hoa nhỏ, ít đá sỏi mà không cần non bộ,… cũng đủ giúp mang lại không gian đẹp.

    Đối với những khu vực dưới giếng trời, có ánh sáng tự nhiên tốt và diện tích rộng có thể tạo tiểu cảnh như một khu vườn thu nhỏ với các loại cây tre trúc, hoa, cá lượn trong hồ nước,…

    Phụ thuộc vào cấu trúc không gian để có thể tạo nên những tiểu cảnh phong thủy đẹp trong nhà giúp bạn có được khu vườn thu nhỏ đem hơi thở của thiên nhiên vào nhà.

    2, Bố trí phong thủy tiểu cảnh sân vườn

    Bên cạnh việc xây dựng phong thủy tiểu cảnh trong nhà thì với một không gian sống có chút sân vườn không xây dựng bạn cũng có thể biến đó thành khu vực đảm bảo đầy đủ các yếu tố của phong thủy tiểu cảnh sân vườn hấp dẫn, xanh mát, hút gió, vận khí tốt, đậm chất sinh thái hút tiền tài, cải thiện sức khỏe.

    Tiểu cảnh sân vườn có thể được bố trí ở bất cứ khu vực nào của nhà

    Hình ảnh: Tiểu cảnh sân vườn có thể được bố trí ở bất cứ khu vực nào của nhà

    Chúng tôi xin chia sẻ thêm rằng không gian tiểu cảnh sân vườn có thể được bố trí ở bất cứ khu vực nào ở ngoài nhà từ sân trước, sân sau tới sân thượng nhưng sẽ cần chọn đúng hướng, thiết kế đảm bảo mô hình âm và dương theo nguyên lý tương sinh, tránh tương khắc trong ngũ hành.

    Sau đây sẽ là một số lưu ý quan trọng về phong thủy mà các chuyên gia khuyên bạn không nên bỏ qua:

    * Hướng lối đi và cổng vào vườn hợp phong thủy:

    Hướng sân vườn là hướng mà gia chủ vào vườn. Thường hướng mở cổng lối đi vào vườn tốt nhất là hướng Nam chủ về cát khí, giúp mang lại năng lượng, may mắn và cũng thường bố trí thiết kế theo hình chim Phượng Hoàng để tăng năng lượng dương.

    Đáng kể, mỗi hướng vào vườn lại thu hút năng lượng khác nhau. Cũng theo các chuyên gia, hướng tốt nhất theo phong thủy là hướng Nam và Đông.

    • Hướng Nam được xem là hướng cát khí mang lại nhiều năng lượng dương sẽ mang đến may mắn cho gia chủ. Nếu vườn trước nhà bạn không thể đặt theo hướng Nam vì ảnh hưởng đến mỹ quan thì nên đặt tượng hoặc hình chim phượng hoàng để thu hút năng lượng dương này.
    • Vườn hướng Đông khá tốt và nên trồng cây mọc theo khóm như tre, trúc cảnh tạo cho quan hệ gia đình tốt hơn.
    • Đối với hướng Tây, Bắc là hướng nên tránh bởi mang vận khí xấu tới vườn, chậm phát triển, giảm lộc tài. Nếu muốn hướng vườn phía Tây sẽ cần thay đổi về không gian, hạn chế đi lại, sự ồn ào, lấy tĩnh làm gốc và chọn cây chậm lớn là tốt nhất.
    • Nếu bố trí vườn hướng Bắc hay chú ý đến cảnh quan phù hợp với tiểu cảnh sân vườn có hồ cá, đài phun nước, bể cá,… quay ra trước vườn để biến nguy thành an, tăng vận khí.

    Bên cạnh cách chọn hướng sân vườn tiểu cảnh trên thì có thể chọn theo nguyên tắc Tứ Linh trong đó lấy nhà làm trọng tâm.

    • Tiền án (Chu tước): Hướng trước mặt tiền nhà bố trí tiểu cảnh, cảnh quan phải thoáng, nếu thiết kế hoàn non bộ, hồ nước thì cần hạn chế dòng chảy mạnh, ưu tiên dòng chảy nhỏ để tạo sinh khí, tránh biến động.
    • Hậu chẫm (Hắc quy): Sau vườn nên chọn vật liệu kiên cố, vững mạnh như đá tảng, cây to, cây theo nhóm.
    • Tả Thanh Long: Vườn phía bên tay trái nhà nên có nhiều đá và cỏ cây um tùm hoặc bố trí gò cao hơn phần đất bên Hữu để bên Tả Thanh Long tốt trấn hướng xấu Hữu Bạch Hổ.
    • Hữu Bạch hổ: Bên tay vườn nhà bố trí nên bằng phẳng để chế ngự mãnh hổ quy sơn mà tạo thế hồ xuống đồng bằng, giảm điềm xấu.

    * Thiết kế lối đi cho tiểu cảnh sân vườn:

    Cần có một lối đi vào vườn qua cổng chính của vườn nhà và tránh sử dụng lối đi tắc. Những khúc quanh co sẽ tốt và hợp với phong thủy so với đường thẳng.

    * Vị trí bố trí tiểu cảnh sân vườn hợp phong thủy:

    Vị trí bố trí tiểu cảnh sân vườn hợp phong thủy cần được sắp theo sơ đồ, bố cục của bát quái đồ để xác định cung vụ trồng cây, tạo cảnh, chức năng sân vườn giúp có được không gian tiểu cảnh đẹp, manglại vận trình tốt.

    Trường hợp nhà có 2 vườn trước sau không có mối liên hệ nào thì thì đặt bát quái đồ ở tâm xây dựng vườn độc lập với nhau. Nếu 2 vườn có liên hệ với nhau cùng với nhà đặt bát quái đồ với tâm là tâm khu đất, hướng cung danh vọng trùng với hướng cổng; ngược lại, hai vườn tách biệt nhau thì mỗi vườn được xét riêng biệt.

    • Cung danh vọng: Nơi tiếp khách hay trồng hoa, đảm bảo sự yên tĩnh.
    • Cung sức khỏe: Nơi thư giãn có thể đặt tiểu cảnh sân vườn có suối chảy, vòi phun nước, trồng cây thảo dược
    • Cung hoan hỷ: Sử dụng vui chơi, tiếp đãi bạn bè các bữa tiệc hay hồ bơi
    • Cung sự nghiệp: Ươm trồng cây
    • Cung Quan hệ: Trồng cây lâu năm tạo nền tảng các mối quan hệ vững bền
    • Cung Gia đạo: Nếu gia chủ có trẻ nhỏ thì đây là nơi nên tạo tiểu cảnh sân vườn cho trẻ vui chơi.
    • Cung Tri thức: Nơi thư giãn, đọc sách
    • Cung Tài lộc: Nên đặt kho ngoài trời, ươm trồng cây hoa, cảnh.

    * Cổng trong tiểu cảnh sân vườn:

    Nếu có một khu vườn rộng thì bạn cũng không nên làm cổng quá rộng sẽ làm khí xuất nhập nhanh, không kiểm soát được. Nên làm cổng cân đối và sử dụng song thưa để đảm bảo về mặt luân chuyển khí tốt.

    Vật liệu, sơn cổng cổng cho sân vườn có thể lựa chọn theo mệnh của gia chủ để hợp phong thủy. Ngoài ra rào tường không quá cao, hoặc gần so với ngôi nhà làm mất cân đối về năng lượng hướng khí xấu vào nhà.

    * Vật liệu, kiểu dáng trang trí phong thủy sân vườn cân bằng năng lượng:

    Tiểu cảnh sân vườn cần đảm bảo được yếu tố cân bằng âm dương: có ánh sáng tốt, cây cối, sắc hoa rực rỡ nhưng cũng đủ tán để tạo ra sự râm mát.

    Nên lưu ý đến yếu tố màu sắc, kiểu dáng, vật liệu tạo tiểu cảnh sân vườn sao cho đảm bảo quy tắc về ngũ hành: Ao hồ (Thủy), tượng đồng (Kim), cây cối (Mộc), đất (Thổ), màu sắc đỏ, cam (Hỏa) giúp việc kết hợp thuận lợi tránh kết hợp cung mệnh xung khắc và ưu tiên lựa chọn sự kết hợp các cung ngũ hành tương sinh.

    Trên đây là toàn bộ những lưu ý về cách bố trí, thiết kế giếng trời, tiểu cảnh trong nhà, sân vườn hợp phong thủy chúng tôi tổng hợp được từ các chuyên gia phong thủy. Chúc bạn có được những tham khảo hữu ích.

    Với kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, VILINCO tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế nhà đẹp quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu VILINCO ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Bắc Kạn, Biệt thự 2 tầng tại Hiệp Hoad, Bắc GiangMẫu nhà sàn đẹp tại Bắc GiangMẫu thiết kế nội thất Đại Hoàng Sơn ở Thành phố Bắc Giang, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Phú Yên, Hà Nội, Phú Quốc,… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà đẳng cấp. VILINCO hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những mẫu thiết kế nhà đẹp đẳng cấp, đa dạng về phong cách.

    Mọi chi tiết xin liên hệ:

    VILINCO - CÔNG TY KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG VIỆT LINH  

    - Trụ sở chính : Số 86 Chùa Láng, Đống Đa , Hà Nội
    - CN Bắc Giang: Số 70 đường Lê Triện, Thành Phố Bắc Giang
    - Điện thoại: 0906.777.998 
    - Email: vilincovn@gmail.com
    - Website: www.vilinco.com | www.vilinco.vn | www.thietkenhadep.co

    Share
    0
    +1
    0
    Tweet
    0
    Đánh giá sao:

    TRA CỨU PHONG THỦY

    Xem hướng làm nhà

    Xem tuổi xây dựng